• Giáo Dục
    • Ba mẹ cần biết
    • Giáo dục mầm non
    • Ngoại ngữ
  • Ẩm thực
  • Công Nghệ
  • Đời sống
    • Trồng trọt
    • Chăn nuôi
    • Phong thủy
    • Tên hay

mamnondaiduong

728x90-ads

You are here: Home / Ẩm thực / Học pha chế đồ uống / Tin tức mới

Tin tức mới

Tháng Mười 1, 2023 Tháng Mười 1, 2023 Như Hoa


Notice: Trying to access array offset on value of type bool in /home/mamnondaiduongeduvn/mamnondaiduong.edu.vn/public_html/wp-content/plugins/Internallink-Pro/internallink-pro.php on line 276

Notice: Undefined offset: 0 in /home/mamnondaiduongeduvn/mamnondaiduong.edu.vn/public_html/wp-content/plugins/Internallink-Pro/internallink-pro.php on line 299

Notice: Undefined offset: 0 in /home/mamnondaiduongeduvn/mamnondaiduong.edu.vn/public_html/wp-content/plugins/Internallink-Pro/internallink-pro.php on line 299

Giá cost là một trong những yếu tố giúp định giá sản phẩm hợp lý và mang lại lợi nhuận cao. Chủ nhà hàng, quán cafe cần tính toán kỹ lưỡng giá cost sản phẩm để đảm bảo lợi thế cạnh tranh với đối thủ mà vẫn đảm bảo lợi nhuận cho quán.

Có thể bạn quan tâm
  • Nguyên liệu pha chế Lê Gia – Chất lượng an toàn, Khách hàng an tâm
  • [Giải đáp] Trân châu làm từ bột gì?
  • Tầm quan trọng của bột Frappe (bột mix) trong pha chế
  • 1 gói trà đào cozy bao nhiêu calo? Uống trà đào có béo không?
  • 5 công thức làm các loại bánh tráng trộn Tây Ninh đơn giản tại nhà

Vậy giá cost là gì? Làm thế nào để đảm bảo tính giá cost tối ưu lợi nhuận cho nhà hàng, quán cafe? Nếu vẫn còn mơ hồ về khái niệm này thì đừng vội bỏ qua bài viết dưới đây để có câu trả lời chính xác nhất nhé.

Bạn đang xem: Tin tức mới

1. Giá cost là gì?

Giá cost món ăn (Food cost), đồ uống (Drink cost) để chỉ giá bán niêm yết của các sản phẩm trong nhà hàng, quán cafe. Giá cost của sản phẩm phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giá vốn hàng bán; giá nguyên liệu, dụng cụ; các chi phí marketing, chi phí vận hành và cộng với lợi nhuận mong muốn.

Tùy thuộc vào từng thời điểm khác nhau mà chúng ta sẽ phải tính toán và linh hoạt thay đổi giá cost đồ ăn để mang lại nguồn lợi nhuận ổn định cho nhà hàng, quán cafe.

Giá cost sản phẩm
Giá cost là một trong những yếu tố giúp định giá sản phẩm chính hợp lý và mang lại lợi nhuận cao

2. Lợi ích của việc tính giá cost cho nhà hàng, quán cafe

Dưới đây là một vài lợi ích nếu như tính toán giá cost chính xác:

  • Kiểm soát được tình hình kinh doanh, nắm bắt doanh thu, lãi/lỗ của quán một cách chính xác.
  • Định giá món ăn, đồ uống phù hợp với mặt bằng chung của thị trường và đối thủ cạnh tranh.
  • Quản lý dòng tiền và phân bổ hợp lý, tránh tình trạng thiếu hụt vốn kinh doanh.
  • Quản lý các chi phí mua sắm nguyên vật liệu như mắm, muối, đường, sữa, tiêu, tỏi, ớt,…
  • Dễ dàng xây dựng các chương trình khuyến mãi, tạo voucher để thu hút khách hàng tới quán mà không bị tình trạng vượt quá ngân sách khuyến mãi, gây thiệt hại cho cửa hàng.

Xem thêm: 8 lưu ý nhà hàng nên để tâm trong vấn đề quản lý chi phí thực phẩm

3. Những chi phí ảnh hưởng trực tiếp tới giá cost món ăn

Việc đầu tiên trước khi tính giá cost món ăn là phải xác định được những chi phí ảnh hưởng tới món ăn, đồ uống đó. Việc không xác định được chi phí gây ảnh hưởng tiêu cực tới việc quyết định giá cả của món ăn, đồ uống; dẫn tới việc thất bại nhanh chóng trong kinh doanh.

Giá cost sản phẩm
Tùy thuộc vào từng thời điểm khác nhau cần tính toán và linh hoạt thay đổi giá cost đồ ăn để mang lại nguồn lợi nhuận ổn định

Những yếu tố cơ bản ảnh hưởng tới việc xác định giá bán của món ăn, đồ uống:

  • Chi phí cố định: Chi phí mặt bằng, trang thiết bị, dụng cụ, phần mềm quản lý nhà hàng,…
  • Chi phí trực tiếp: Chi phí đầu vào để chế biến lên một món ăn, đồ uống bao gồm nguyên liệu chính, nguyên liệu phụ, các gia vị, dụng cụ chế biến,… và bao gồm chi phí của hàng tồn hay hư hỏng.
  • Chi phí gián tiếp: Bao gồm chi phí về giá trị thương hiệu, chất lượng dịch vụ (thái độ phục vụ, cách chăm sóc khách hàng cũ và khách hàng mới), chất lượng món ăn (ngon, không ngon,…).
  • Chi phí nhân công: Bao gồm chi phí tiền lương thưởng trả cho nhân viên, bảo vệ, vệ sinh,…
  • Chi phí dịch vụ: Bao gồm các khoản tiền dành cho các hoạt động marketing, xây dựng thương hiệu, tổ chức các sự kiện bán hàng, khuyến mãi.
  • Chi phí phát sinh: Bao gồm các khoản chi phí bán hàng, khấu hao mặt bằng, điện nước, thủ tục pháp lý, điện nước, tân trang mặt bằng,…
  • Biến phí: Chi phí phát sinh khi có sự thay đổi các yếu tố khác nhau theo từng thời điểm trong năm. Chẳng hạn như giá nguyên vật liệu thay đổi theo mùa nên chủ quán cần tính giá cost món ăn cao hơn bình thường.

Chi phí của các nhà hàng khác nhau sẽ có sự khác biệt nhất định. Dựa trên quy mô, mục đích, khách hàng tiềm năng thì các khoản chi phí kể trên sẽ có dao động ít nhiều.

Giá cost sản phẩm
Việc đầu tiên trước khi tính giá cost món ăn là phải xác định được những chi phí ảnh hưởng tới món ăn, đồ uống đó

4. Các phương pháp tính giá cost được nhiều nhà hàng áp dụng

4.1. Tính giá cost theo tiêu chuẩn thực phẩm

Đây là một trong những cách tính giá cost phổ biến được nhiều nhà hàng, quán cafe áp dụng. Tùy theo chất lượng nhà hàng muốn đạt tiêu chuẩn bao nhiêu để áp dụng tỷ lệ phần trăm cho giá cost món ăn, thường thì tỷ lệ phần trăm được áp dụng cho nguyên vật liệu sẽ từ 25% – 35%, tùy thuộc vào quy mô nhà hàng, quán cafe. Tỷ lệ phần trăm càng cao thì càng tạo cho khách hàng cảm giác món ăn này rẻ và thu hút được nhiều khách hàng hơn.

Giá cost món ăn = Chi phí nguyên liệu cấu thành món ăn/Tỷ lệ phần trăm chi phí thực phẩm

Chẳng hạn như: Nhà hàng bán món dẻ sườn bò nướng củ quả. Trong đó chi phí nguyên vật liệu đầu vào cho một suất ăn sẽ bao gồm:

  • Dẻ sườn bò: 85.000 đồng/300gr
  • Các loại củ quả đi kèm: 15.000 đồng

Tổng chi phí ban đầu cho một khẩu phần sườn bò nướng là 100.000 đồng. Với tỷ lệ phần trăm áp dụng cho nhà hàng là 35% thì giá món sườn bò nướng sẽ được tính như sau:

Xem thêm : Top 5 Quán, Thương Hiệu Trà Sữa Mắc Nhất Sài Gòn Phát Cuồng, Top 10 Trà Sữa Ngon Nhất Sài Thành

Food cost = 100.000/0.35 = 285.714 (đồng)

Khi đó, bạn có thể để mức giá bán cho món dẻ sườn bò nướng là 286.000 – 290.000 đồng/đĩa.

Đây là mức giá phù hợp nhất để có thể mang lại lợi nhuận cho cửa hàng. Tuy nhiên, nhiều nhà hàng có thể nâng mức giá lên tới 300.000 – 330.000 đồng/đĩa. Điều này phụ thuộc vào tiêu chuẩn, hạng sao của nhà hàng để áp dụng mức giá phù hợp nhất. Ngoài ra, việc tăng hay giảm giá còn phụ thuộc vào chi phí nguyên liệu thay đổi theo mùa.

Giá cost sản phẩm
Tính giá cost theo tiêu chuẩn thực phẩm là cách tính giá phổ biến được nhiều nhà hàng, quán cafe áp dụng

4.2. Tính giá cost theo đối thủ cạnh tranh cùng phân khúc

Một phương pháp khác cũng khá phổ biến hiện nay đó là tính giá dựa vào những đối thủ trực tiếp để cân nhắc giá cả cho món ăn nhà hàng, quán cafe mình bán. Định giá theo đối thủ cạnh tranh là một cách tính giá bán thuận tiện, tuy nhiên không thể dựa vào đối thủ cạnh tranh mãi được mà cần xác định được giá trị món ăn cũng như thương hiệu riêng của mình.

Việc tham khảo giá của đối thủ là điều nên làm nhưng nếu cứ chạy theo giá cả của các đối thủ thì không nên. Bất kể nhà hàng nào cũng đều có sự độc đáo riêng của mình.

Chẳng hạn như, nếu bạn mở một nhà hàng 5 sao với chất lượng món ăn ngon, nguyên liệu đầu vào chất lượng, dịch vụ chăm sóc khách hàng chu đáo, thì không thể hạ thấp giá bán món ăn của mình như những nhà hàng 3-4 sao khác.

Ví dụ: Nhà hàng A bán bún bò Huế với giá 40.000 đồng/bát trong khi nhà hàng B bán với giá 75.000 đồng/bát. Khi đó, nếu cũng bán món bún bò Huế bạn có thể cân nhắc mức giá từ 50.000 – 60.000 đồng/bát. Tuy nhiên, nếu nhà hàng của bạn là nhà hàng 5 sao thì thậm chí có thể bán với mức giá 100.000 – 150.000 đồng/bát.

4.3. Tính giá cost theo chi phí và lợi nhuận

Công thức tính giá cost theo chi phí và lợi nhuận sẽ giúp chủ quán tính toán chính xác từng con số, từ đó quản lý doanh tiền một cách hiệu quả nhất.

P = C + (I + V)/m + X

Trong đó:

  • P: Giá bán trên menu
  • C: Là chi phí giá vốn
  • I: Chi phí quản lý + vận hành + marketing
  • V: Số tiền thu hồi vốn và chi phí cơ hội/lãi ngân hàng
  • X: Lợi nhuận mong muốn
  • m: Hệ số dự trù mức doanh số mà bạn bán được trong tháng (m càng tăng thì lợi nhuận đem lại càng lớn)

Trong đó V = (v+a.n.v)/n

  • v: Là vốn đầu tư ban đầu
  • a: Lãi suất ngân hàng/lãi vay
  • n: Dự trù số tháng hòa vốn (dựa vào số năm ký kết hợp đồng với chủ nhà)

Ví dụ, quán cafe A đang tính giá cost cho một cốc cafe đen với:

  • Giá vốn C = 4.000 đồng
  • Tổng chi phí quản lý, vận hành I = 20 triệu/tháng
  • Số vốn đầu tư ban đầu là v = 120 triệu đồng
  • Vay ngân hàng với lãi suất a = 1%/tháng
  • Ký hợp đồng thuê mặt bằng trong 2 năm (24 tháng)

Lúc này, V = (120.000.000 + 28.800.000)/24 = 6.200.000 đồng/tháng

Với m dự trù doanh số là 40 ly/ngày, tương đương 1200 ly/tháng và hệ số x bằng 0 vì có rất nhiều cạnh tranh mà bạn không có bất cứ lợi thế nào.

Xem thêm : Trân châu làm từ gì? Ưu điểm của các loại bột làm trân châu

Thay vào công thức tính giá cost món ăn thì:

P = 4.000 + (20.000.000 + 6.200.000)/1200 + 0 = 25.833 đồng

Vậy giá cost 1 cốc cafe lúc này mà các chủ quán có thể chọn là 25.833 hoặc làm tròn thành 29.000 đồng. Nên để 29.000 đồng thay vì 30.000 đồng nhé. Đó là một mẹo giúp khách hàng cảm thấy giá thành sản phẩm rẻ hơn mặc dù không khác biệt lớn.

Giá cost sản phẩm
Công thức tính giá cost theo chi phí và lợi nhuận sẽ giúp chủ quán tính toán chính xác từng con số

4.4. Tính giá cost theo cung và cầu của thị trường

Phương pháp tính giá cost dựa theo quy luật cung – cầu cũng là một trong những cách tính hiệu quả. Hiểu đơn giản là nếu như nhu cầu của khách hàng tăng mà lượng đồ ăn nhà hàng cung cấp ra ít thì giá của món ăn tăng và ngược lại cung nhiều, cầu ít kéo theo giá giảm. Tuy nhiên, nếu món đó là món độc quyền của nhà hàng thì bạn hoàn toàn có thể đặt giá cost cao lên một chút để tăng lợi nhuận. Còn nếu món đó phổ biến đối với các nhà hàng khác thì cần cân đối chi phí, tính toán kỹ lưỡng để có một mức giá phù hợp.

4.5. Tính giá cost theo khả năng sinh lời

Tính cost món ăn theo khả năng sinh lời là cách tính dựa vào số lượng bán ra, doanh số, lợi nhuận của các món ăn trong menu. Thường sẽ chú trọng vào những món ăn tốn ít chi phí nguyên vật liệu nhưng lại sinh ra lợi nhuận cao và được khách hàng order nhiều. Tuy nhiên đây là mốt cách tính nguy hiểm không nên được áp dụng nhiều.

Xem thêm: Các tiêu chí cơ bản đánh giá hiệu quả hoạt động của nhà hàng

5. Một vài lưu ý quan trọng khi tính giá cost

5.1. Đặt giá lẻ theo dạng x9.000 hoặc x99.000 đồng

Một trong những mẹo đánh lừa thị giác của khách hàng khá phổ biến là để giá lẻ. Ví dụ, một cốc trà hoa quả có giá cost là 40.000 đồng, bạn nên để giá 39.000 đồng. Với mức giá này, quán sẽ có lợi nhuận tương đương nhưng khách hàng sẽ có cảm giác mức giá 29.000 đồng rẻ hơn. Một ví dụ khác, khi mua một con vịt quay với giá 300.000 đồng thì khách hàng sẽ cảm thấy đắt hơn nhiều so với giá 299.000 đồng.

5.2. Tính giá cost cần để ý tới các chương trình khuyến mãi

Chương trình khuyến mãi là một trong những yếu tố quan trọng giúp thu hút khách hàng tới quán. Rất nhiều chủ thương hiệu quên mất yếu tố này mà không thiết lập các chương trình khuyến mãi hợp lý. Bởi nếu giảm giá quá ít thì không có tác dụng, nhưng giảm nhiều thì lại ảnh hưởng tới lợi nhuận.

Để không phải khó xử với những tình huống như vậy thì nên tính giá cost món ăn, đồ uống hợp lý nhất và đừng quên cộng thêm chi phí khuyến mãi nhé.

Giá cost sản phẩm
Giá cost sản phẩm là tổng hòa của rất nhiều chi phí

5.3. Cố gắng giữ giá cost cố định

Giá cost sản phẩm là tổng hòa của rất nhiều chi phí. Khi thị trường có biến động, giá nguyên liệu tăng, chủ thương hiệu buộc phải điều chỉnh tăng giá cho phù hợp. Tuy nhiên, việc tăng giá trên menu sẽ ảnh hưởng đến tâm lý khách hàng. Khi mọi người đã quá quen với một mức giá cố định mà quán lại có sự điều chỉnh thì rất dễ mất khách. Bởi vậy, thời điểm khi bắt đầu kinh doanh cần tính toán mọi chi phí chính xác để không phải thay đổi giá món ăn, đồ uống quá nhiều

Trong những trường hợp bất khả kháng thì cần tăng giá một cách khéo léo. Không nên tăng quá nhiều lần trong một thời gian ngắn hoặc tăng quá nhiều lần so với giá gốc để tránh mất lòng khách hàng trung thành của quán.

5.4. Sản phẩm chim mồi nên đặt giá cost lợi nhuận thấp hơn

Đây là một chiến lược phù hợp đối với các quán mới mở và các quán bán đồ ăn online qua ứng dụng của các bên thứ 3. Thông thường, khi mua hàng qua các ứng dụng khách hàng sẽ nhìn vào lượt mua, lượt đánh giá món ăn để đưa ra quyết định mua hàng. Đối với những cửa hàng mới mở, chưa có nhiều lượt mua hàng thì cần giảm giá cost món ăn xuống để kích thích người tiêu dùng. Khi tạo được lòng tin thì khách hàng sẽ mua thêm những sản phẩm khác trên menu, từ đó đem lại nhiều lợi nhuận hơn.

Trên đây là các phương pháp tính giá cost trong kinh doanh nhà hàng, quán cafe mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng với những chia sẻ này, chủ thương hiệu có thể đưa ra phương án để thúc đẩy doanh thu và quản lý chi phí một cách hiệu quả nhất.

Nếu thấy hữu ích, đừng quên chia sẻ và theo dõi các bài viết tiếp theo của iPOS.vn nhé!

Nguồn: https://mamnondaiduong.edu.vn
Danh mục: Học pha chế đồ uống

Bài viết liên quan

Điểm danh nhanh 15 loại trà sữa nổi tiếng nhất Việt Nam
Hướng dẫn dùng trà giảm cân Hoa Sâm Đất đúng cách để đạt hiệu quả tốt nhất
Hướng dẫn dùng trà giảm cân Hoa Sâm Đất đúng cách để đạt hiệu quả tốt nhất
Trà vải: 7 công thức đốn tim khách hàng ngay khi thưởng thức
Trà vải: 7 công thức đốn tim khách hàng ngay khi thưởng thức
Tổng hợp 2 cách pha trà đào mật ong ngọt thơm, hấp dẫn
Tổng hợp 2 cách pha trà đào mật ong ngọt thơm, hấp dẫn
Tác dụng của trà hoa nhài với sức khỏe? Đối tượng nào không nên sử dụng?
Uống trà mất ngủ phải làm sao?
Uống trà mất ngủ phải làm sao?
Bật Mí Cách Pha Chế Trà Tắc Để Bán Bao Đông Khách Dành Cho Các Cửa Hàng Kinh Doanh
Bật Mí Cách Pha Chế Trà Tắc Để Bán Bao Đông Khách Dành Cho Các Cửa Hàng Kinh Doanh
Cách pha nước hoa đậu biếc giải nhiệt đơn giản tại nhà
Cách pha nước hoa đậu biếc giải nhiệt đơn giản tại nhà
Sự thật về kem béo Rich’s – nguyên liệu chuyên dùng để nấu trà sữa
Sự thật về kem béo Rich’s – nguyên liệu chuyên dùng để nấu trà sữa
Cách làm trà xanh ủ lạnh siêu đơn giản tại nhà
Cách làm trà xanh ủ lạnh siêu đơn giản tại nhà

Chuyên mục: Học pha chế đồ uống

728x90-ads

Previous Post: « Sữa nguyên kem là gì? Sự khác biệt sữa nguyên kem và sữa công thức
Next Post: Có bầu uống trà Lipton được không? »

Primary Sidebar

Bài viết nổi bật

4 người con kín tiếng cùng tên Nguyên của ông "Vua cà phê" và quan điểm dạy con trùng hợp của ông Đặng Lê Nguyên Vũ, bà Lê Hoàng Diệp Thảo dù đã chia tay

Tháng Mười Một 2, 2023

6 tuần chưa có tim thai nên ăn gì?

6 tuần chưa có tim thai nên ăn gì?

Tháng Mười Một 2, 2023

Phôi thai là gì? Có từ tuần thứ mấy và được hình thành như thế nào?

Phôi thai là gì? Có từ tuần thứ mấy và được hình thành như thế nào?

Tháng Mười Một 2, 2023

6 Món chay dễ làm cho bữa cơm gia đình mỗi ngày

Tháng Mười Một 2, 2023

Tổng hợp các loại cá biển ngon được nhiều người yêu thích

Tổng hợp các loại cá biển ngon được nhiều người yêu thích

Tháng Mười Một 2, 2023

10 nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ ly hôn ở Việt Nam hiện nay tăng cao

10 nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ ly hôn ở Việt Nam hiện nay tăng cao

Tháng Mười Một 2, 2023

Tứ hành xung là gì? Các tuổi tứ hành xung trong 12 con giáp?

Tháng Mười Một 2, 2023

32 Tuổi Là Tuổi Con Gì? Review Tuổi Tân Mùi Năm 2022

32 Tuổi Là Tuổi Con Gì? Review Tuổi Tân Mùi Năm 2022

Tháng Mười Một 2, 2023

Thai 26 tuần là mấy tháng? Cách tính tuổi thai chuẩn nhất

Thai 26 tuần là mấy tháng? Cách tính tuổi thai chuẩn nhất

Tháng Mười Một 2, 2023

Rau ăn lá là gì? Các loại rau ăn lá dễ trồng tại nhà

Rau ăn lá là gì? Các loại rau ăn lá dễ trồng tại nhà

Tháng Mười Một 2, 2023

Mâm ngũ quả ở các vùng miền có gì khác nhau?

Mâm ngũ quả ở các vùng miền có gì khác nhau?

Tháng Mười Một 2, 2023

Các loại mệnh Thủy trong ngũ hành bản mệnh Thủy

Tháng Mười Một 2, 2023

5 thức tập Suối nguồn tươi trẻ sẽ làm thay đổi cuộc đời bạn

5 thức tập Suối nguồn tươi trẻ sẽ làm thay đổi cuộc đời bạn

Tháng Mười Một 2, 2023

Tìm hiểu sốt 37,5 độ kéo dài ở người lớn có nguy hiểm không?

Tháng Mười Một 2, 2023

Năm nay 46 tuổi là sinh năm bao nhiêu?

Năm nay 46 tuổi là sinh năm bao nhiêu?

Tháng Mười Một 2, 2023

Thai 6 tuần chậm phát triển chưa có tim thai có sao không?

Tháng Mười Một 2, 2023

Thủ tục đăng ký vé xe buýt miễn phí tại Hà Nội

Thủ tục đăng ký vé xe buýt miễn phí tại Hà Nội

Tháng Mười Một 2, 2023

Peakview Tower

Peakview Tower

Tháng Mười Một 2, 2023

Bỏ túi 6 món ngon dễ làm từ thịt ba chỉ thơm ngon, béo ngậy

Bỏ túi 6 món ngon dễ làm từ thịt ba chỉ thơm ngon, béo ngậy

Tháng Mười Một 2, 2023

Mẹ và bé

Tháng Mười Một 2, 2023

Footer

Về chúng tôi

Đại Dương là đơn vị đào tạo chuyên cung cấp kiến thức giáo dục, văn hóa, xã hội, công nghệ, sức khỏe. Đại Dương – một không gian đầy màu sắc và phấn khích nơi chúng tôi chia sẻ những trải nghiệm thú vị và thân thiện của chúng tôi về giáo dục, ẩm thực, công nghệ. Blog của chúng tôi không chỉ là một nguồn cảm hứng dành cho bạn, mà còn là một cuộc phiêu lưu thú vị mà chúng tôi cùng con cái của mình đang hòa mình vào.

  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Chính sách bảo mật
  • Liên hệ

Theo dõi thêm Google News của chúng tôi

https://news.google.com/publications/CAAqBwgKMKTuggsw1_aNAw

Địa Chỉ

Trụ sở chính tại Hà Nội: 37A Ng. 279 P. Đội Cấn, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội 100000, Vietnam
Điện thoại: 024.25447931  Email:daiduong.hotro@gmail.com

 

Map

Bản quyền © 2023